Dòng Nội dung
1
Bài Giảng Triệu Chứng Học Nội Khoa / Phạm Nguyễn Vinh
TP.HCM : Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, 2012
304 tr. ; cm.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bộ Môn Nội Tổng Quát
Triệu chứng học nội khoa là bước nhập môn của sinh viên y khoa để bước vào một môn học phức tạp, phong phú nhưng cũng rất thích thú là bệnh học nội khoa. Bệnh học nội khoa luôn luôn là bước mở đường để đi vào các chuyên khoa sâu của y học. Tập bài giảng này bao gồm 31 chương, đề cập đến triệu chứng học nhập môn của hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ nội tiết, huyết học và hệ cơ xương khớp. Mục tiêu chung của các chương là giúp sinh viên hiểu được cách khám bệnh, hỏi bệnh, các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể và các hội chứng liên quan. Trong khuôn khổ bài giảng, các bài viết thường ngắn gọn giúp người đọc dễ nhận biết các điểm chính của vấn đề. Nhằm hiểu sâu hơn về cơ chế, tại sao có các triệu chứng trên, người đọc cần tìm hiểu thêm trong các y văn về từng vấn đề. Các tác giả đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên trong lần xuất bản đầu tiên, không thể không có thiếu sót. Chúng tôi morig được sự góp ý của người đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản kế tiếp.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)

2
Bài Giảng Triệu Chứng Học Nội Khoa / Phạm Nguyễn Vinh
TP.HCM : Lưu hành nội bộ, 2015
314 tr. ; cm.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bộ Môn Nội Tổng Quát

Đầu mục:1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

3
Nội khoa cơ sở (Triệu chứng học nội khoa). B.s: Nguyễn Thị Minh An, Trần Ngọc Ân, Trần Văn Dương.. Tập 1 /
Hà Nội : Y học, 2012
445 tr. ; cm.
Trường Đại học Y Hà Nội. Các bộ môn Nội
Triệu chứng học nội khoa được dạy và học vào năm thứ hai Đại học Y, là môn học cơ bản cho các môn y học lâm sàng. Triệu chứng học nội khoa hướng dẫn cách tiếp xúc bệnh nhân khai thác các triệu chứng cơ năng, thăm khám lâm sàng, phát hiện các triệu chứng thực thể, hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của các rối loạn bệnh lý, nắm vững các thăm dò xét nghiệm cận lâm sàng để chỉ định và nhận định giá trị của các kết quả, cuối cùng giúp phân tích và tổng hợp các triệu chứng phát hiện được để tiến tới chẩn đoán. Năm 1965 cuốn Triệu chứng học nội khoa đã được tập thể cán bộ giảng dạy Bộ môn Nội cơ sở Đại học Y Hà Nội biên soạn dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo sư Đặng Văn Chung. Sách được sử dụng trong nhiều năm và tái bản nhiều lần ở Trường Đại học Y. Từ đó đến nay, đã gần 30 năm, các kiến thức về y học đã có nhiều tiến bộ, các kỹ thuật thăm dò xét nghiệm ngày càng phong phú và hiện đại, do đó việc biên soạn lại cuốn sách là một yêu cầu bức thiết. Sách Triệu chứng học nội khoa được xuất bản lần này do tập thể giáo sư, bác sĩ lâu năm của các Bộ môn: Nội tổng hợp, Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, Huyết học và Thần kinh của Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn. Sách chia làm 2 tập và gồm nhiều chương, mỗi chương giới thiệu một cách hệ thống về các phương pháp thăm khám và thăm dò của một bộ máy như: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, nội tiết v.v.. Trong khi biên soạn, các tác giả đã sử dụng nhiều hiểu biết mới trong y học, những phát minh gần dây về kỹ thuật, xét nghiệm thăm dò… cung cấp cho các sinh viên y những kiến thức cơ bản, hiện đại một cách hệ thống môn học này. Sách có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các bác sĩ thuộc các chuyên khoa lâm sàng, các học sinh cao đẳng và trung cấp y.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:6)

4
Nội khoa cơ sở (Triệu chứng học nội khoa). B.s: Nguyễn Thị Minh An, Trần Ngọc Ân, Trần Văn Dương.. Tập 2 /
Hà Nội : Y học, 2011
418 tr. ; cm.
Trường Đại học Y Hà Nội. Các bộ môn Nội
Triệu chứng học nội khoa được dạy và học vào năm thứ hai Đại học Y, là môn học cơ bản cho các môn y học lâm sàng. Triệu chứng học nội khoa hướng dẫn cách tiếp xúc bệnh nhân khai thác các triệu chứng cơ năng, thăm khám lâm sàng, phát hiện các triệu chứng thực thể, hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của các rối loạn bệnh lý, nắm vững các thăm dò xét nghiệm cận lâm sàng để chỉ định và nhận định giá trị của các kết quả, cuối cùng giúp phân tích và tổng hợp các triệu chứng phát hiện được để tiến tới chẩn đoán. Năm 1965 cuốn Triệu chứng học nội khoa đã được tập thể cán bộ giảng dạy Bộ môn Nội cơ sở Đại học Y Hà Nội biên soạn dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo sư Đặng Văn Chung. Sách được sử dụng trong nhiều năm và tái bản nhiều lần ở Trường Đại học Y. Từ đó đến nay, đã gần 30 năm, các kiến thức về y học đã có nhiều tiến bộ, các kỹ thuật thăm dò xét nghiệm ngày càng phong phú và hiện đại, do đó việc biên soạn lại cuốn sách là một yêu cầu bức thiết. Sách Triệu chứng học nội khoa được xuất bản lần này do tập thể giáo sư, bác sĩ lâu năm của các Bộ môn: Nội tổng hợp, Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, Huyết học và Thần kinh của Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn. Sách chia làm 2 tập và gồm nhiều chương, mỗi chương giới thiệu một cách hệ thống về các phương pháp thăm khám và thăm dò của một bộ máy như: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, nội tiết v.v.. Trong khi biên soạn, các tác giả đã sử dụng nhiều hiểu biết mới trong y học, những phát minh gần dây về kỹ thuật, xét nghiệm thăm dò… cung cấp cho các sinh viên y những kiến thức cơ bản, hiện đại một cách hệ thống môn học này. Sách có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các bác sĩ thuộc các chuyên khoa lâm sàng, các học sinh cao đẳng và trung cấp y.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)

5
Nội khoa cơ sở. Nguyễn Phú Kháng Tập 1 /
Hà Nội : Quân đội nhân dân, 2004
283 tr. ; cm.
Học Viện Quân Y
Sách “Nội khoa cơ sở” do tập thể giáo viên của 6 bộ môn nội-Học viện Quân y tham gia viết và đã được các bộ môn thông qua. Đây là giáo trình giảng dạy bậc đại học, thể hiện những kiến thức cơ bản và cập nhật về triệu chứng, hội chứng lâm sàng. Nội dung được trình bày trong 9 chương, chia làm 2 tập: Tập 1 (5 chương): Triệu chứng học đại cương Tim-Thận-Khớp-Nội tiết-Chuyển hoá. Tập 2 (4 chương): Triệu chứng học cơ quan hô hấp, tiêu hoá, máu và cơ quan tạo máu, thần kinh. Trong mỗi chương được trình bày về: phương pháp khám bệnh, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể, các phương pháp xét nghiệm và một số hội chứng thường gặp trong lâm sàng nội khoa.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)