Dòng Nội dung
1
Các phương thức điều trị bằng vật lý : Dùng cho đào tạo cao đẳng ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng / B.s.: Lê Quang Khanh (ch.b.), Cao Thị Bích Thuỷ, Cao Hoàng Tâm Phúc, Phạm Minh Tân
Hà Nội : Giáo dục, 2010
151 tr. ; cm.
Bộ Y Tế. Vụ khoa học và đào tạo
Được sự chỉ đạo của Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế và sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế của trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II – Bộ Y tế, bộ môn Phục hồi chức năng biên soạn cuốn Các phương thức điều trị bằng vật lý làm tài liệu giảng dạy cho đối tượng là sinh viên Vật lý trị liệu / Phục hồi chức năng. Sách gồm 30 tiết với các chủ đề và số tiết đã được thống nhất ở Hội nghị Khoa học và Đào tạo của nhà trường. Cuốn sách các phương thức điều trị bằng vật lý trong mỗi phương thức điều trị, chúng tôi chú trọng đến phần tác dụng sinh lý, ứng dụng điều trị, các phương pháp được áp dụng trong phương thức đó. Phần tai biến và cách đề phòng khi điều trị cũng được nhắc đến. Chúng tôi hy vọng rằng, với mỗi bài học có đề cập đến các mục tiêu học tập cụ thể, bố cục của bài học được trình bày một cách rõ ràng, có thứ tự và logic sẽ giúp cho các bạn sinh viên dễ dàng tự học, tự đào tạo, và có thêm được những kiến thức chuyên ngành của mình. Ngoài ra, tác giả đã chú thích bằng tiếng nước ngoài một số từ chuyên môn giúp cho sinh viên có thể tham khảo thêm sách ngoại ngữ.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:4)

2
Độc chất học : Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học / Trần Thanh Nhãn, Trần Thị Tường Linh, Phạm Thanh Trang
Hà Nội : Giáo dục Việt Nam, 2011
143 tr. ; cm.
Bộ Y tế. Vụ khoa học và đào tạo
Trong chương trình đào tạo dược sĩ đại học của khoa Dược đại học Y – Dược Thành phố Hồ Chí Minh thì Độc chất học là môn bắt buộc thuộc nhóm kiến thức ngành, nhằm cung cấp cho sinh viên Dược các kiến thức về tính chất hoá học và độc tính của chất độc. Chương trình cũng nhằm cung cấp các kiến thức cho sinh viên Dược về các phương pháp phân tích chất độc trong các mẫu phân tích, đồng thời cách xử lý một số trường hợp ngộ độc cấp tính. Sách Độc chất học bao gồm 8 chương được trình bày theo thứ tự sau: Chương 1: Đại cương về độc chất Chương 2: Các phương pháp phân tích chất độc Chương 3: Các chất độc khí Chương 4: Các chất độc vô cơ Chương 5: Các chất độc hữu cơ phân lập bằng phương pháp cất kéo hơi nước Chương 6: Acid barbituric và các barbiturat Chương 7: Các chất độc hữu cơ phân lập bằng cách chiết ở môi trường kiềm Chương 8: Thuốc bảo vệ thực vật Sách độc chất học này được dùng làm tài liệu học tập chủ yếu cho sinh viên Dược năm thứ năm, sinh viên Dược hệ liên thông năm thứ hai. Tuy nhiên, sách cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ Y – Dược ngành Y tế.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)

3
Hóa hữu cơ - Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức :. Sách dùng đào tạo dược sĩ Đại học. / Trương Thế Kỹ (Chủ biên); Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Khánh Phong Lan, Đỗ Thị Thúy, Đặng Văn Tịnh, Trương Ngọc Tuyền (Tham gia biên soạn) Tập 2 / :
H. : Y học, 2006
183 tr. ; 27 cm.
Bộ Y Tế
Nội dung phần này trình bày về cấu trúc điện tử của nguyên tử carbon và sự tạo thành các liên kết trong hợp chất hữu cơ; các hiệu ứng điện tử trong hóa hữu cơ; cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, đồng phân và cấu dạng;
Đầu mục:2 (Lượt lưu thông:25) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)

4
Hóa sinh học : Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học / B.s.: Trần Thanh Nhãn (ch.b.), Trần Thị Tường Linh, Phạm Thanh Trang, Ngô Kiến Đức
H. : Giáo dục, 2009
242 tr. ; cm.
Bộ Y tế. Vụ khoa học và đào tạo
Để cung cấp tài liệu cho sinh viên đại học Dược học tập thuận lợi; Bộ môn Hoá Sinh khoa Dược, Đại học Y — Dược TP. Hồ Chí Minh đã xuất bản phần 1 (Hoá Sinh cấu trúc) tiếp theo phần 2 (chuyển hoá các chất và hoá sinh một số cơ quan) nhằm cung cấp đầy đủ tài liệu học tập môn hoá sinh cho sinh viên Dược năm thứ ba, sinh viên hệ tập trung bốn năm và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ Y — Dược. Trong phần 2 này, sách được các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết tham gia biên soạn, sách được chia làm 11 chương giới thiệu về chuyển hoá của glucid, lipid, protein và acid amin, hemoglobin, acid nucleic cũng như sự liên quan và điều hòa chuyển hoá của các chất. Phần 2 này cũng đề cập đến chuyển hoá muối nước, thăng bằng acid—base và hoá sinh một số cơ quan: hoá sinh thận và nước tiểu; hoá sinh gan và hoá sinh máu. Trong quá trình biên soạn, các tác giả cố gắng cung cấp những thông tin cập nhật trong lĩnh vực hoá sinh cũng như một số câu hỏi tự lượng giá để sinh viên có thể tự đánh giá khả năng của mình. Mặc dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn sách còn những khiếm khuyết trong quá trình biên soạn. Do vậy, chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, sinh viên, các bạn đồng nghiệp và độc giả đê lần tái bản sau sách sẽ được hoàn thiện hơn.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)

5
Kiểm nghiệm dược phẩm : Sách dùng cho đào tạo dược sỹ đại học / B.s.: Trần Tử An (ch.b.), Trần Tích, Nguyễn Văn Tuyền...
Hà Nội : Y học, 2005
191 tr. ; cm.
Bộ Y tế. Vụ khoa học và đào tạo
Sách Kiểm nghiệm dược phẩm được các giảng viên Bô môn Hoá Phân tích — Trưòng Đại học Dược Hà Nôi biên soạn. Sách đã được Hôi đồng chuyên môn thẩm định sách giao khoa và tài liệu dạy — học chuyên ngành Dược của Bô Y tế thẩm định và được Bô Y tế ban hành làm tài liệu dạy — học chính thức của Ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách này được chia làm 6 chương. Sau chương 1 giới thiệu sơ lược về hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc và vai trò của kiểm nghiệm, trong 3 chương tiếp theo trình bày 3 nhóm phương pháp hoá học, hoá lý và sinh học. Cơ sở lý thuyết của các phương pháp kiểm nghiệm này đã được nghiên cứu trong các môn cơ sở như: phân tích, hoá lý, vi sinh. Ở đây chủ yếu giới thiệu nguyên tắc ứng dụng của chúng như: hiệu chuẩn thiết bị, kỹ thuật xác định nồng đô, giảm thiểu sai số… trong kiểm nghiệm. Do hạn chế của thời lượng môn học nên chỉ đề cập đến một số phương pháp thường dùng như: chuẩn đô môi trưòng khan, quang phổ phân tử, HPLC. Chương 5 trình bày sơ lược nội dung kiểm nghiệm các dạng bào chế: thuốc viên, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài … Nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về tính bền vững của thuốc, làm cơ sở giải thích những bất thưòng có thể gặp trong quá trình kiểm nghiệm đánh giá chất lượng, chúng tôi giới thiệu thêm rất sơ lược chương cuối cùng: đô ổn định và tuổi thọ của thuốc. Về cách tiếp cận nội dung, trong cuốn sách không nhắc lại qui trình kỹ thuật đã có trong Dược điển mà cung cấp những kiến thức cần thiết để sinh viên có thể giải thích được qui trình đó và thực hành kiểm nghiệm cho kết quả tin cậy.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)